ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE I, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II LÀ GÌ ?

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE I, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II LÀ CÁC BÊNH MÃN TÍNH CỦA BỘ MÁY CHUYỂN HÓA ĐƯỜNG CỦA CƠ THỂ.

Tiểu đường hay đái tháo đường type I :

– Khi số lượng Insulin không đủ để chuyên chở đường vào trong tế bào.

– Insulin được sản xuất bởi tế bào beta tuyến tụy.

Nguyên Nhân: Tuyến tụy suy giảm khả năng sản xuất Insulin.

– Thường gặp ở các em bé, người bệnh viêm tụy, suy tuyết tụy, sau mổ cắt tuyến tụy, nang tụy,…

– Ở em bé có một nguyên nhân cần lưu ý: Đó là tổn thương tuyến tụy tự miễn do dùng sữa bò tươi.

– Khi em bé mới sinh ( dưới 1 tuổi) hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch còn yếu, chưa phân cắt và sàng lọc được Casein ( một loại protein có trong sữa bò tươi). Khi Casein lọt qua hàng rào bảo vệ ruột-gan vào máu của em bé, cơ thể của bé sẽ nhận diện đây là protein lạ. Hệ miễn dịch của bé sẽ sản xuất ra kháng thể và các yếu tố niễn dịch để tấn công và phá hủy casein. Điều không tốt là vì tế bào beta tuyến tụy có cấu trúc tương tự với phân tử Casein nên các yếu tố miễn dịch của bé không phân biệt được đâu là casein thật, đâu là tế bào beta tuyến tụy. Kết quả là sau một thời gian, tế bào beta tuyến tụy của bé bị tổn thương, điều này dẫn tới giảm hoặc mất hẳn khả năng sản xuất Insulin ( giảm hay mất Insulin nội sinh) –> Bé bị đái tháo đường type I.

TIỂU ĐƯỜNG TYPE I

Về Điều trị:

– Muốn điều trị triệt để đái tháo đường Type I cần cắt bỏ nguyên nhân và khôi phục lại các tế bào beta tuyến tụy đã bị tổn thương.

– Điều trị tạm thời đái tháo đường type I: Dùng Insulin ngoại sinh để thay thế cho lượng Insulin nội sinh đang bị thiếu hụt. Nhưng dùng Insulin ngoại sinh lâu ngày sẽ có xu hướng ngày càng lệ thuộc Insulin ngoại sinh , suy hẳn chức năng tuyên tụy. Về lâu dài có tác dụng phụ như loạn dưỡng da, mô mỡ, ung thư,…

Tiểu đường hay đái tháo đường type II:

– Khi số lượng Insulin đủ nhưng khả năng gắn kết, khả năng chuyên chở Glucose của Insulin giảm thì khả năng chuyển hóa đường giảm. Đây gọi làđái tháo đường type II.

– Nguyên nhân: Chủ yếu do chế độ ăn. Các thức ăn không phù hợp lâu ngày sẽ làm tổn thương bộ máy chuyển hóa của cơ thể dẫn tớiđái tháo đường type II.

Các thức ăn không phù hợp và có thể làm tổn thương bộ máy chuyển hóa là những thứ gì ?

  • Thức ăn tinh chế, đóng gói, đóng hộp, fast food
  • Tinh bột nấu chín: cơm , mì, bún , phở, bánh bò, bánh ướt,…
  • Dầu mỡ nấu chín
  • Đạm Động vật
  • Ít tắm nắng
  • Ít vận động
  • Căng thẳng, Stress kéo dài

TIỂU-ĐƯỜNG-TYPE-II

Điều trị tạm thời: Dùng thuốc hạ đường huyết. Đây chỉ là biện pháp điều trị tạm thời nhưng nhiều người không hiểu đã chấp nhận sống chung với Tiểu Đường và dùng thuốc suốt đời. Tác hại và hậu quả của dùng thuốc tây lâu ngày rất kinh khủng và biến chứng củađái tháo đường vẫn xảy ra cho nhóm bệnh nhân này.

Điều trị triệt để: Thay đổi Chế độ ăn, thay đổi thói quen ăn uống, lối sống tích cực.

Đái tháo đường type III

Dùng để chỉ những người bệnh tiểu đường mà có tổn thương tế bào não do hậu quả của đường huyết cao như Alzeimer, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần….

Đái tháo đường type 1.5

– Dùng để chỉ những người thuộc nhóm Tiền đái tháo đường hay còn gọi là nhóm nguy cơ chuẩn bị đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo Hiệp Hội đái tháo đường Hoa Kỳ. Nhóm này là ứng cử viên chuẩn bị bước vào nhóm đái tháo đường nếu không chịu thay đổi thức ăn, thay đổi lối sống và thay đổi trạng thái cảm xúc.

– Ngoài ra còn một số dạng đái tháo đường nữa là đái tháo đường trong thai kỳ. Sau khi sinh em bé thì tình trạng rối loạn này cải thiện.

– Chúc Các bạn đọc bài vui vẻ và có cơ thể hoàn hảo.

THS.BS HOÀNG HIỆP

 

KẾT NỐI VỚI BS HOÀNG HIỆP TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Gọi: 0909 068 418 để lấy số thứ tự ưu tiên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...