CHĂM SÓC ĐƠN GIẢN CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Chăm sóc đơn giản cho người bệnh đái tháo đường.

– Hãy tưởng tượng bạn ngồi đối diện với bác sĩ của bạn và được cho biết lượng đường trong máu của bạn tăng cao và bây giờ bạn có bệnh đái tháo đường type 2. Tiếp theo, bạn được thông báo rằng tình trạng này một phần là do lượng mỡ thừa của cơ thể và nếu bạn giảm cân, bệnh tiểu đường của bạn sẽ cải thiện và có thể biến mất; tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, bạn cần uống thuốc. Bác sĩ kê toa một viên thuốc tiểu đường (một loại sulfonylurea) và đưa cho bạn một tờ giấy mô tả một chế độ ăn hạn chế calo; mà tình cờ được cung cấp bởi một đại diện công ty thuốc bán thuốc đái tháo đường cho bác sĩ của bạn. Trong lần tái khám tiếp theo lần đầu tiên của bạn, tháng tiếp theo, bất chấp tất cả những nỗ lực tốt nhất của bạn, bạn đã tăng được 1,7kg. Vì tăng cân nên lượng đường trong máu của bạn vẫn không tốt hơn bất chấp đang dùng thuốc. Bác sĩ của bạn tăng gấp đôi nỗ lực của mình và thêm một loại thuốc khác với một cảnh báo nghiêm khắc để bạn giảm cân. Tháng tiếp theo, cân nặng của bạn tăng thêm 1,7 kg nữa. Đường trong máu của bạn bây giờ là hơn 200 mg/dL và bác sĩ cho bạn tiêm insulin theo quy định. Vòng xoắn ốc xuống dốc này tiếp tục và sau một năm điều trị tích cực, bây giờ bạn đã tăng 9kg, một túi đầy thuốc, chai thuốc và ống tiêm, và sức khỏe tồi tệ hơn. Gần như mọi bệnh nhân đều nhận được kết quả tương tự bởi vì thuốc không chữa bệnh và chúng tạo ra các vấn đề của người bệnh bằng cách tăng lượng insulin trong cơ thể của người đó – Một tác dụng quan trọng của insulin là giúp lưu trữ chất béo trong chế độ ăn vào mô mỡ của cơ thể .

– Bước đầu tiên để xử lý những rắc rối này là ngưng dùng thuốc, hoặc ít nhất là giảm đáng kể các loại thuốc. Bằng cách loại bỏ “trạng thái siêu insulin” do thuốc gây ra, cơ thể giờ đây có thể bắt đầu thực hiện các chỉnh sửa tự thân. Một phần quan trọng là giảm cân.

– Bước quan trọng thứ hai là chuyển sang chế độ ăn ít chất béo, thức ăn không có động vật, chủ yếu rau củ quả trái cây tươi sống. Các loại thực phẩm có tinh bột (gạo, ngô, khoai tây, đậu, trái cây,vv…) làm cho insulin của cơ thể trở nên mạnh hơn, độ nhạy insulin tăng lên. Ngay cả đường tinh khiết đơn giản cũng cải thiện độ nhạy insulin. Để tiếp tục làm rõ quan điểm về lợi ích của carbohydrate đối với chức năng của insulin; Một thử nghiệm cổ điển về con người cho thấy sự cải thiện trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường được đo bằng mức đường trong máu, mức insulin, và xét nghiệm dung nạp glucose khi người bệnh đái tháo đường được cho ăn chế độ ăn uống gồm 85% lượng calo từ đường đơn giản (glucose và maltose). Protein động vật, như casein từ sữa, mỡ động vật và dầu thực vật làm giảm độ nhạy của insulin.

TẮM-NẮNG

– Bước thứ ba là bắt đầu tập thể dục làm giảm lượng đường trong máu và tăng cường giảm cân.

– Với những thay đổi này, việc chữa khỏi đơn giản là có thể đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Đái tháo đường: Từ Thiếu Insulin đến dư Insulin quá mức

– Đái tháo đường là một căn bệnh được đặc trưng chủ yếu bởi mức đường cao được đo bằng xét nghiệm máu thường được thực hiện sau 6 đến 8 giờ mà không có thức ăn (lúc đói). Giá trị đường huyết lúc đói bình thường khác nhau giữa những người khỏe mạnh từ 50 mg/dL đến 100 mg/dL *. Mức trên 100 mg /dL cho thấy sự suy giảm cơ chế điều hòa lượng đường trong máu của cơ thể (khả năng dung nạp glucose kém) và mức 126 mg/dL được định nghĩa là bệnh đái tháo đường. Lượng đường trong máu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là sau khi ăn (đi lên) và sau khi tập thể dục (đi xuống). Hemoglobin A1c là một xét nghiệm máu thông thường phản ánh đường huyết trung bình trong 2 đến 3 tháng trước đó và là tiêu chuẩn vàng để đánh giá sự kiểm soát đường huyết lâu dài. Nó không phải là một thử nghiệm để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Mức bình thường được coi là dưới 6%. HbA1C ở một số người bệnh đái tháo đường có thể tăng gấp hai lần.

* Chia mg/dL cho 18 cho một chuyển đổi thô thành mmol/L.

– Xem xét bệnh đái tháo đường như là một phổ bệnh từ thiếu insulin ( đái tháo đường type 1) đến đủ insulin (bệnh đái tháo đường type 2). Insulin là một hormone được sản xuất bởi các tế bào beta của tuyến tụy. Hormon quan trọng này tạo điều kiện cho việc truyền glucose qua vách tế bào vào tế bào chất nơi đường này cung cấp năng lượng cho cơ thể. Insulin cũng có thể lưu trữ chất béo trong chế độ ăn uống bên trong các tế bào mỡ. Sản xuất insulin có thể bị giảm vĩnh viễn do phá hủy các tế bào beta tuyến tụy, điều này thường là do phản ứng tự miễn dịch (cơ thể tự tấn công). Bệnh đái tháo đường type 1 xuất hiện khi chức năng tuyến tụygiảm đáng kể . Protein sữa bò là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự phá hủy tế bào beta qua trung gian miễn dịch. Bệnh đái tháo đường type 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả khi trưởng thành. Thiếu hụt đáng kể sản xuất insulin là đe dọa tính mạng; biện pháp duy nhất là bổ sung một phần Insulin ngoại sinh bằng cách tiêm insulin hàng ngày.

– Trong bệnh đái tháo đường type 2, tuyến tụy vẫn tổng hợp Insulin bình thường và đôi khi dư thừa insulin. Tuy nhiên, trong trường hợp này vấn đề không phải là ở tuyến tụy; vấn đề là các tế bào trong cơ thể đã trở nên đề kháng với các hoạt động của insulin. Sự đề kháng ngoại biên này dẫn đến lượng đường ít đi vào các tế bào và lưu lại nhiều hơn trong máu. Sự phát triển của kháng insulin là một cơ chế thích ứng bình thường mà cơ thể sử dụng để ngăn chặn sự tích lũy chất béo quá nhiều khi phải đối mặt với chế độ ăn giàu chất béo kiểu phương Tây. Đái tháo đường type 2 được gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin, có nghĩa là có nhiều insulin được tổng hợp. Do đó, loại bỏ khả năng đề kháng với hoạt động của insulin trong cơ thể luôn luôn chữa khỏi bệnh đái tháo đường type 2. Cách chữa trị này được thực hiện với giảm cân đáng kể. Cách lành mạnh và lâu dài nhất để điều chỉnh bệnh béo phìkháng insulin là tuân theo chế độ ăn ít chất béo, nhiều carbohydrate (tinh bột) từ rau, củ, quả, trái cây.

Những người bị thiếu insulin có thể cần tiêm Insulin

Những người bệnh cần insulin có thể được chia thành hai loại:

1) Thiếu Insulin toàn bộ: Dạng thiếu insulin nặng nhất, được thấy ở người bệnh đái tháo type 1 kinh điển, cần bổ sung insulin hàng ngày, nếu không người bệnh sẽ bị bệnh nặng (ketoacidosis), và thường chết nếu không có insulin thay thế quan trọng này.

2) Những người bị thiếu Insulin một phần: Hầu hết những người này có lượng đường lúc đói trong máu cao hơn 126 mg/dL, những người “vừa vặn” (không thừa cân hoặc thiếu cân) đều rơi vào nhóm thiếu insulin một phần. Các bác sĩ thường gọi đây là bệnh đái tháo đường type 1.5 . Những người bệnh này sản xuất đủ insulin để không bị đe dọa tính mạng, nhưng không đủ để giữ cho lượng đường trong máu của họ về mức bình thường. Với mức đường cao, cũng có thể phát triển các tác dụng xấu, chẳng hạn như khát nước và đi tiểu quá mức , và giảm cân quá nhiều. Tiêm Insulin giúp dễ dàng khắc phục các tình trạng không mong muốn này.

Điều trị bệnh đái tháo đường type 2 ở người bệnh thừa cân

– Những người bệnh điển hình mà tôi thấy với chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2 là thừa cân hoặc béo phì và dùng vô số các loại thuốc nhằm giảm lượng đường trong máu của họ. Tuy nhiên, đường của họ vẫn tăng cao trong phạm vi 200 mg/dL đến 400 mg/dL; ngay cả với những nỗ lực tốt nhất của bác sĩ của họ. Bất kể việc kiểm tra lượng đường trong máu được thực hiện hàng ngày, hoặc số lượng và các loại thuốc được dùng, đường trong máu không bao giờ bình thường; chúng thường quá cao, và đôi khi, thấp ở mức nguy hiểm, gây lú lẫn và hôn mê. Rõ ràng, ngay cả khi ở trong tay bác sĩ chuyên nghiệp tốt nhất, các phương pháp điều trị không hiệu quả.

– Bước đầu tiên tôi thực hiện là ngừng tất cả các loại thuốc uống của họ trong lần khám đầu tiên. Tôi làm điều này bởi vì những loại thuốc này có tác dụng phụ nghiêm trọng và không có lợi ích thực sự cho sức khỏe . (Có chăng là chúng tạo ra các con số – đường huyết và HbA1C – để trông đẹp hơn.) Sau khi tôi giải thích sự thật cho người bệnh, hầu hết trong số họ sẵn sàng đồng ý thực hiện thay đổi này.

Thuốc hạ đường huyết có tác hại giết người !

– Hầu hết các bác sĩ tin rằng kiểm soát tốt hơn đường trong máu có nghĩa là kết quả lâu dài tốt hơn cho người bệnh và họ nhiệt tình dùng các loại thuốc này. Các nghiên cứu chứng minh điều ngược lại. Thuốc tiểu đường được FDA chấp thuận cho thị trường dựa trên khả năng giảm lượng đường trong máu, không dựa trên bất kỳ cải thiện nào về chất lượng hoặc số lượng cuộc sống của người bệnh.

– Trong một nghiên cứu lớn, một loại thuốc tiểu đường phổ biến, Avandia (rosiglitazone), với liều 4 mg hai lần mỗi ngày, trung bình, giảm nồng độ hemoglobin A1c xuống 1,5 điểm phần trăm, giảm đường huyết lúc đói xuống 76 mg / dL (4,22 mmol / L), và giảm sức đề kháng insulin 25% .14 Những con số được cải thiện này nên có nghĩa là người bệnh khỏe mạnh hơn, nhưng họ thì không. Ngày 21 tháng 5 năm 2007, New York Times báo cáo, người bệnh dùng Avandia có thêm 66% cơn đau tim, 39% đột quỵ và 20% tử vong do các vấn đề liên quan đến tim mạch.15,16 Kể từ năm 1972, các mô tả của cuốn “Tham Khảo trên bàn của Bác sĩ ” (PDR) của hầu hết các loại thuốc tiểu đường bao gồm hai đoạn in đậm bắt đầu bằng: Cảnh báo đặc biệt về tăng nguy cơ tử vong tim mạch. Cảnh báo này được đưa ra bởi vì một loại thuốc uống theo quy định rất phổ biến, tên nhóm là sulfonylurea, làm tăng nguy cơ tử vong tim mạch gấp 2.5 lần so với điều trị bằng chế độ ăn uống đơn thuần.

– Đối với người bệnh thừa cân, với chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2, đường huyết tăng đáng kể, và dùng insulin, chúng tôi luôn giảm liều insulin của họ, và hầu hết là yêu cầu họ ngưng insulin hoàn toàn. Quyết định của chúng tôi dựa trên phân tích tình trạng người bệnh và mong muốn của người bệnh. Nhiều người bệnh sợ không giám ngưng insulin, vì vậy sự thỏa hiệp tốt nhất là giảm liều, bỏ tất cả insulin tác dụng ngắn và chỉ tiếp tục Insulin tác dụng kéo dài hoặc cắt giảm nửa liều cả loại tác dụng kéo dài và tác dụng ngắn. Điều này là rất an toàn (dưới sự giám sát của bác sĩ) cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nguy cơ lớn nhất đối với người bệnh là hạ đường huyết do họ vẫn dùng quá nhiều insulin, đặc biệt là sau khi họ chuyển sang chế độ ăn ít chất béo, ít tinh bột nấu chín và bắt đầu tập thể dục. Trong hầu như tất cả các trường hợp, tốt hơn là nên hướng người bệnh giảm thuốc tối đa có thể.

Giảm tiêm Insulin

– Đồng thời với việc thay đổi thuốc, người bệnh của tôi bắt đầu chế độ ăn PKCN (Phòng Khám Chân Như) của chúng tôi và tập thể dục hàng ngày (từ từ lúc đầu). Tôi yêu cầu họ theo dõi đường huyết của họ (lúc đói) mỗi buổi sáng và báo cáo kết quả cho tôi hàng ngày. Dựa trên các số lượng đường trong máu, liều tiêm insulin của người bệnh được tăng hoặc giảm cho buổi tối hôm đó hoặc ngày hôm sau. Mục tiêu là giữ đường huyết lúc đói giữa 150 mg/dL và 300 mg/dL. Tôi không khuyến khích đo lượng đường trong máu vào bất kỳ thời điểm nào khác trong ngày trừ khi họ nghi ngờ hạ đường huyết (đường quá thấp). Việc phát hiện đường tăng sau đó trong ngày sau khi ăn chỉ làm rối loạn người bệnh và không thêm bất kỳ thông tin hữu ích nào trong việc quyết định liều lượng insulin tiếp theo được đưa ra.

– Một thay đổi quan trọng khác mà tôi cũng thực hiện là chuyển đổi từ nhiều mũi mỗi ngày sang một liều insulin tác dụng kéo dài, chẳng hạn như Lantus, một lần vào buổi tối. (Các lựa chọn tác dụng kéo dài khác là Ultralente và Levemir.) Một liều khởi đầu điển hình cho những người có đường huyết từ 200 mg/dL đến 400 mg/dl là 20-40 đơn vị Lantus mỗi ngày (khoảng 10 đơn vị insulin cho mỗi 10 mg/dL tăng thêm kể từ mốc trên 200 mg/dL). Lý do tôi không cố gắng điều trị tích cực hơn lượng đường trong máu để khiến xét nghiệm trông bình thường hơn bằng cách sử dụng nhiều thử nghiệm, thuốc viên và thuốc tiêm hơn là vì phương pháp này đã được chứng minh là tốt vượt quá bất kỳ nghi ngờ nào có gây hại cho người bệnh.

Điều trị tích cực làm hại người bệnh

– Tất cả sáu nghiên cứu lớn được công bố trong mười ba năm qua cho thấy những nỗ lực của các bác sĩ để làm cho lượng đường trong máu của người bệnh và mức độ HbA1c trông bình thường hơn bằng các loại thuốc là gây hại cho người bệnh. Ba nghiên cứu lớn được công bố trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2000 cho thấy nhóm được “điều trị tích cực” có tỉ lệ tăng cân, tăng cholesterol cao, tăng triglycerides và/hoặc huyết áp và nhiều bệnh tim, đột quỵ và/hoặc tử vong cao hơn so với nhóm điều trị bình thường. 17-19

– Năm 2008, ba nghiên cứu mang tính bước ngoặt, ACCORD, ADVANCE và VADT đã được công bố trên Tạp chí Y học New England.20-22 Tất cả ba nghiên cứu đều cho thấy “điều trị tích cực” có hại nhiều hơn là có lợi cho người bệnh. Vào ngày 6 tháng 2 năm 2008, Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (NHLBI) đã ngừng nghiên cứu ACCORD (Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes) khi kết quả cho thấy điều trị tích cực cho người bệnh đái tháo đường ( hạ HbA1C xuống < 6%) làm tăng nguy cơ tử vong so với những người bệnh được điều trị ít hơn HbA1C trong khoảng 7-8%). Những người bệnh trong nhóm điều trị tích cực thường dùng bốn mũi tiêm insulin và 3 viên mỗi ngày, và kiểm tra lượng đường trong máu của họ bốn lần một ngày.20 Nghiên cứu ADVANCE cho thấy không hề giảm đau tim hoặc đột quỵ, tử vong do nguyên nhân tim mạch hoặc tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào với liệu pháp điều trị tích cực.21

– Thử nghiệm bệnh đái tháo đường cựu chiến binh (The Veterans Affairs Diabetes Trial = VADT) thực hiện trên 1791 cựu chiến binh quân sự với bệnh đái tháo đường type 2. 22 Người bệnh được chỉ định để kiểm soát đường huyết tích cực hoặc tiêu chuẩn và nghiên cứu trong 5,6 năm. Nhóm điều trị tích cực đã giảm nồng độ HbA1c xuống còn 6,9%; so với 8,4% ở nhóm trị liệu chuẩn. Tăng cân trung bình 8.1 kg xảy ra ở nhóm điều trị tích cực, so với 4 kg ở nhóm liệu pháp tiêu chuẩn. Có 102 ca tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào trong nhóm điều trị tích cực và 95 người trong nhóm điều trị tiêu chuẩn. Trong nhóm điều trị tích cực, số ca tử vong đột ngột gần gấp ba lần so với nhóm điều trị tiêu chuẩn (mười một so với bốn). Nhiều người bệnh trong nhóm điều trị tích cực có ít nhất một tác dụng phụ nghiêm trọng, chủ yếu là hạ đường huyết, so với nhóm điều trị tiêu chuẩn.

– Điều trị bằng thuốc đã liên tục làm thất vọng cho người bệnh đái tháo đường type 2, và các bác sĩ điều trị, khiến cho xuất hiện nhu cầu tìm kiếm phương pháp điều trị thay thế. Kể từ khi chế độ ăn uống phương Tây được công nhận là nguyên nhân của dịch bệnh này, có phải chế độ ăn uống là thứ đầu tiên chúng ta phải xem xét để phòng ngừa và chữa bệnh? 24 Có rất nhiều báo cáo bằng văn bản về lợi ích của một chế độ ăn có chất béo thấp, carbohydrate cao, thực phẩm thực vật. Một số nghiên cứu được công bố cho thấy người bệnh đái tháo đường type 2 có thể ngưng insulin và loại bỏ thuốc hạ đường huyết bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. 26-31 Mục tiêu là giảm cân đến mức trọng lượng cơ thể bình thường, đến lúc này đường trong máu của hầu hết người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2 sẽ về bình thường, và sau đó mọi người sẽ thấy rằng không cần điều trị thêm bằng thuốc nữa. Chế độ ăn uống và tập thể dục là nền tảng cho việc chăm sóc y tế phù hợp

– May mắn thay, chế độ ăn ít chất béo, không cholesterol này đã được sử dụng thành công để chữa lành cho người bệnh đái tháo đường đã được chứng minh là cũng ngăn ngừa và điều trị bệnh tim và thận, và ngăn ngừa nhiều dạng ung thư phổ biến. Bệnh tim chiếm 70% số ca tử vong ở những người bệnh đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân số một của suy thận và bệnh ung thư cũng rất phổ biến ở người bệnh đái tháo đường.

– Khi chăm sóc một người bị bệnh đái tháo đường, cũng cần chú ý đến các yếu tố nguy cơ khác như cholesterol, triglycerid và huyết áp. Trong hầu hết các trường hợp, những con số này cũng sẽ cải thiện bằng cách tuân theo chế độ ăn uống và tập luyện. Nhưng vẫn sẽ có một số ít người vẫn được hưởng lợi ích từ việc điều trị huyết áp và cholesterol trong máu của họ bằng thuốc. Cũng giống như một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 (thiếu insulin một phần) vẫn cần insulin.

– Thông tin không rõ ràng và cố ý bị nhầm lẫn, như trường hợp của đái tháo đường, người bệnh không thể khỏe mạnh và bác sĩ không thể có hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Sự thật là cái mà các trung tâm thực hành y tế chân chính phải tuân theo, sẽ thay đổi toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe trở nên tốt hơn, giảm chi phí và cải thiện kết quả người bệnh đáng kể.

Ths.Bs Hoàng Hiệp

Tham khảo

Theo “Dr Mc Dougall Newsletter”

1) Komiyama N, Kaneko T, Sato A, Sato W, Asami K, Onaya T, Tawata M. The effect of high carbohydrate diet on glucose tolerance in patients with type 2 diabetes mellitus. Diabetes Res Clin Pract. 2002 Sep;57(3):163-70.

2) Sargrad KR, Homko C, Mozzoli M, Boden G. Effect of high protein vs high carbohydrate intake on insulin sensitivity, body weight, hemoglobin A1c, and blood pressure in patients with type 2 diabetes mellitus. J Am Diet Assoc. 2005 Apr;105(4):573-80.

3) Bessesen DH. The role of carbohydrates in insulin resistance. J Nutr. 2001 Oct;131(10):2782S-2786S.

4) Brunzell JD, Lerner RL, Hazzard WR, Porte D Jr, Bierman EL. Improved glucose tolerance with high carbohydrate feeding in mild diabetes. N Engl J Med. 1971 Mar 11;284(10):521-4.

5) Galgani JE, Uauy RD, Aguirre CA, Díaz EO. Effect of the dietary fat quality on insulin sensitivity. Br J Nutr. 2008 Sep;100(3):471-9.
6) Tovar AR, Torres N. The role of dietary protein on lipotoxicity. Biochim Biophys Acta. 2009 Oct 1.

7) Luopajärvi K, Savilahti E, Virtanen SM, Ilonen J, Knip M, Akerblom HK, Vaarala O. Enhanced levels of cow’s milk antibodies in infancy in children who develop type 1 diabetes later in childhood. Pediatr Diabetes. 2008 Oct;9(5):434-41.

8) Goetz FC, French LR, Thomas W, Gingerich RL, Clements JP. Are specific serum insulin levels low in impaired glucose tolerance and type II diabetes: measurement with a radioimmunoassay blind to proinsulin, in the population of Wadena, Minnesota. Metabolism. 1995 Oct;44(10):1371-6.

9) Henry RR. Glucose control and insulin resistance in non-insulin-dependent diabetes mellitus.
Ann Intern Med. 1996 Jan 1;124(1 Pt 2):97-103.

10) Bradley U, Spence M, Courtney CH, McKinley MC, Ennis CN, McCance DR, McEneny J, Bell PM, Young IS, Hunter SJ. Low-fat versus low-carbohydrate weight reduction diets: effects on weight loss, insulin resistance, and cardiovascular risk: a randomized control trial. Diabetes. 2009 Dec;58(12):2741-8.

11) Barnard ND, Scialli AR, Turner-McGrievy G, Lanou AJ, Glass J. The effects of a low-fat, plant-based dietary intervention on body weight, metabolism, and insulin sensitivity. Am J Med. 2005 Sep;118(9):991-7.

12) Riccardi G, Rivellese A. Dietary treatment of the metabolic syndrome–the optimal diet. Br J Nutr. 2000 Mar;83 Suppl 1:S143-8

13) Astrup A, Astrup A, Buemann B, Flint A, Raben A. Low-fat diets and energy balance: how does the evidence stand in 2002. Proc Nutr Soc. 2002 May;61(2):299-309.

14) Lebovitz HE, Dole JF, Patwardhan R, Rappaport EB, Freed MI; Rosiglitazone Clinical Trials Study Group. Rosiglitazone monotherapy is effective in patients with type 2 diabetes. J Clin Endocrinol Metab. 2001 Jan;86(1):280-8. 1

15) http://www.nytimes.com/2007/05/22/business/22drug.html?pagewanted=print

16) Nissen SE, Wolski K. Effect of rosiglitazone on the risk of myocardial infarction and death from cardiovascular causes. N Engl J Med. 2007 Jun 14;356(24):2457-71

17) Purnell JQ. Effect of excessive weight gain with intensive therapy of type 1 diabetes on lipid levels and blood pressure: results from the DCCT. Diabetes Control and Complications Trial. JAMA. 1998 Jul 8;280(2):140-6.

18) Colwell JA, Clark CM Jr. Forum Two: Unanswered research questions about metabolic control in non-insulin-dependent diabetes mellitus. Ann Intern Med. 1996 Jan 1;124(1 Pt 2):178-9.

19) Gustafsson I, Hildebrandt P, Seibaek M, Melchior T, Torp-Pedersen C, Kober L, Kaiser-Nielsen P. Long-term prognosis of diabetic patients with myocardial infarction: relation to antidiabetic treatment regimen. The TRACE Study Group. Eur Heart J. 2000 Dec;21(23):1937-43.

20) Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes Study Group, Gerstein HC, Miller ME, Byington RP, Goff DC Jr, Bigger JT, Buse JB, Cushman WC, Genuth S, Ismail-Beigi F, Grimm RH Jr, Probstfield JL, Simons-Morton DG, Friedewald WT. Effects of intensive glucose lowering in type 2 diabetes. N Engl J Med. 2008 Jun 12;358(24):2545-59.

21) ADVANCE Collaborative Group, Patel A, MacMahon S, Chalmers J, Neal B, Billot L, Woodward M, Marre M, Cooper M, Glasziou P, Grobbee D, Hamet P, Harrap S, Heller S, Liu L, Mancia G, Mogensen CE, Pan C, Poulter N, Rodgers A, Williams B, Bompoint S, de Galan BE, Joshi R, Travert F. Intensive blood glucose control and vascular outcomes in patients with type 2 diabetes. N Engl J Med. 2008 Jun 12;358(24):2560-72.

22) Duckworth W, Abraira C, Moritz T, Reda D, Emanuele N, Reaven PD, Zieve FJ, Marks J, Davis SN, Hayward R, Warren SR, Goldman S, McCarren M, Vitek ME, Henderson WG, Huang GD; the VADT Investigators. Glucose Control and Vascular Complications in Veterans with Type 2 Diabetes. N Engl J Med. 2009, Jan 8;360(2):129-39. (Published first Dec. 2008.)

23) BMJ 2008;336:407, doi:10.1136/bmj.39496.527384.DB

24) Bulletin of the World Health Organization 80:952-958. http://www.who.int/bulletin/archives/80(12)952.pdf

25) Rabinowitch I. Experiences with a high carbohydrate-low calorie diet for the treatment of diabetes mellitus. Can Med Assoc J. 1930 October; 23(4): 489Ð498.

26) Kiehm TG, Anderson JW, Ward K.. Beneficial effects of a high carbohydrate, high fiber diet on hyperglycemic diabetic men. Am J Clin Nutr. 1976 Aug;29(8):895-9.

27) Singh I. Low-fat diet and therapeutic doses of insulin in diabetes mellitus. Lancet. 1955 Feb 26;268(6861):422-5.

28) Barnard RJ, Lattimore L, Holly RG, Cherny S, Pritikin N.Response of non-insulin-dependent diabetic patients to an intensive program of diet and exercise. Diabetes Care. 1982 Jul-Aug;5(4):370-4.

29) Barnard ND, Cohen J, Jenkins DJ, Turner-McGrievy G, Gloede L, Jaster B, Seidl K, Green AA, Talpers S. A low-fat vegan diet improves glycemic control and cardiovascular risk factors in a randomized clinical trial in individuals with type 2 diabetes. Diabetes Care. 2006 Aug;29(8):1777-83.

30) Barnard ND, Gloede L, Cohen J, Jenkins DJ, Turner-McGrievy G, Green AA, Ferdowsian H. A low-fat vegan diet elicits greater macronutrient changes, but is comparable in adherence and acceptability, compared with a more conventional diabetes diet among individuals with type 2 diabetes. J Am Diet Assoc. 2009 Feb;109(2):263-72.

31) Lousley SE, Jones DB, Slaughter P, Carter RD, Jelfs R, Mann JI. High carbohydrate-high fibre diets in poorly controlled diabetes Diabet Med. 1984 May;1(1):21-5.

 

– Đăng Ký Khám và Tư Vấn

CHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH

Vui Lòng Gọi số

0909068418

Gọi: 0909 068 418 để lấy số thứ tự ưu tiên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...