HIỆN TƯỢNG BÌNH MINH

Tạp chí Nội Tiết Thực Hành thế giới năm 2005 đăng tải kết quả nghiên cứu về Hiện Tượng Bình Minh.

– Hiện tượng Bình Minh nói như sau: “Có đến 55% dân số có Đường huyết sáng đói không phải là đường huyết thấp nhất trong ngày. “

– Điều này có nghĩa Quan Trọng là trong thực hành Y khoa hàng ngày nếu chúng ta dựa vào chỉ số Đường Huyết Sáng Đói để chẩn đoán và hướng dẫn điều trị Tiểu Đường thì có khả năng chẩn đoán sai ít nhất là 55% !!!

– Như vậy tiêu chuẩn chẩn đoán Tiểu Đường không còn dựa vào chỉ số Đường Huyết Sáng Đói nữa mà bây giờ căn cứ vào chỉ số Đường Huyết sau ăn 2 giờ. Chỉ số đường huyết sáng đói dùng để tham khảo.

HIỆN TƯỢNG BÌNH MINH VÀ HIỆU ỨNG SOMOGYI

Tại sao có hiện tượng này ?

– Bình thường khi con người ăn tối vào lúc trước 8h tối, sau đó đi ngủ. Cơ thể sẽ chuyển hóa đường và đường huyết thấp nhất trong ngày của người đó sẽ ở vào thời điểm 3h sáng. Vào Thời điểm 6h sáng khi thức dậy và tham gia vào các hoạt động như vệ sinh cá nhân, cho con đi học, đi làm,… đến 8-9h sáng mới ăn sáng thì đường huyết lúc sáng đói sẽ không phải là đường huyết thấp nhất trong ngày. Lý do là vì cơ thể người đó cần phải hoạt động vào buổi sáng nên Não của người đó sẽ phát ra tín hiệu tới gan. Gan sẽ ly giải Glycogen thành glucose vào máu để người đó có đủ năng lượng làm việc. Chính vì vậy mà Đường huyết buổi sáng đói của những người này không phản ánh đường huyết thấp nhất trong ngày. có tới hơn 55% dân số thế giới có thói quen làm việc trước khi ăn sáng như vậy.

Hiệu ứng Somogyi là gì ?

– Là khi cơ thể phản ứng với lượng đường trong máu quá thấp (hạ đường huyết) do dùng Insulin quá liều bằng cách bù đắp quá mức, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Hiệu ứng Somogyi, còn được gọi là hiệu ứng Hồi Ngược, được đặt tên theo giáo sư người Mỹ gốc Hungary tên Michael Somogyi, nhà nghiên cứu lần đầu tiên mô tả nó.

– Khi lượng đường huyết giảm xuống quá thấp do dùng Insulin quá liều, cơ thể đôi khi phản ứng lại bằng cách phóng thích các hormon đối kháng như Glucagon và Epinephrine. Những hormon này thúc đẩy gan chuyển hóa glycogen thành glucose, làm tăng lượng đường trong máu. Điều này có thể gây ra một giai đoạn lượng đường trong máu cao sau một đợt hạ đường huyết.

– Hiệu ứng Somogyi thường xảy ra sau một đợt hạ đường huyết không được điều trị ban đêm, dẫn đến lượng đường trong máu cao vào buổi sáng. Những người thức dậy với lượng đường huyết cao nên cần phải kiểm tra mức đường huyết vào giữa đêm (ví dụ, khoảng 3 giờ sáng). Nếu mức đường huyết của họ giảm hoặc thấp vào thời điểm đó, họ nên báo với đội chăm sóc sức khoẻ để tăng lượng thức ăn ăn vào hoặc giảm liều insulin vào buổi tối. Cách duy nhất để ngăn ngừa hiệu ứng Somogyi là tránh xảy ra hạ đường huyết ngay từ đầu.

THS.BS HOÀNG HIỆP

Chuyên Khoa Tim Mạch – Phẫu Thuật Tim

Chuyên gia tư vấn Tiểu Đường Việt Nam

– Đăng Ký Khám và Tư Vấn

CHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH

Vui Lòng Gọi số

0909068418

Gọi: 0909 068 418 để lấy số thứ tự ưu tiên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...